Có tài khoản trên nền tảng.
Thiết bị có kết nối Internet.
Nội dung khóa học: Khóa học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cấp xã, những lợi ích khi tiến hành chuyển đổi số và các bước thực thi chuyển đổi số. Mỗi kiến thức đưa ra sẽ bao gồm cả lý thuyết và thực tiễn để người học có thể nhanh chóng hiểu được nội dung và áp dụng kiến thức vào địa phương, các đơn vị phối hợp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Chuyên gia/ Giảng viên: Nhiều Chuyên gia.
Đối tượng: Khóa học dành cho Lãnh đạo UBND cấp xã và cán bộ quy hoạch Lãnh đạo UBND cấp xã.
Thành phần khóa học: 5 Chuyên đề (17 bài học và 1 bài kiểm tra trắc nghiệm).
Học viên cần hoàn thành tối thiểu 75% tiến độ và Bài kiểm tra trắc nghiệm đạt từ 5 điểm trở lên.
Hiểu được chuyển đổi số cấp xã.
Biết được lý do tại sao cần phải chuyển đổi số tại xã, thành viên tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Nắm được các bước khi thực hiện chuyển đổi số tại địa phương cũng như biết được các chi phí khi thực hiện.
Giới thiệu chung
Lịch sử của các cuộc phát triển công nghệ
Sự kết hợp giữa các nền tảng công nghệ
Chuyển đổi số xã
Sự quan trọng của chuyển đổi số xã
Vai trò kinh tế xã số
Cách thức chuyển đổi số xã
Các vấn đề thường gặp trong quá trình chuyển đổi số
Các bước để tạo sự thay đổi
Qúa trình chuyển đổi số xã: Các thói quen, kỹ năng trong CĐS cấp xã
Về hạ tầng, thiết bị trong quá trình CĐS
Các ứng dụng trong CĐS xã
Các đối tượng cần chuyển đổi số cấp xã
Chuyển đổi số xã khi nào - Chuyển đổi những gì - Kinh phí chuyển đổi cấp xã
Chuyển đổi số trong công việc của xã
Máy vi tính, mạng truyền số liệu chuyên dùng nhà nước
Hệ thống Wifi công cộng
Hệ thống internet vạn vật (internet of things)
CD2 - Bảng điện tử công cộng
CD2 - Hệ thống camera an ninh
Hệ thống truyền thanh thông minh
CD2 - Hội nghị truyền hình trực tuyến
CD2 - Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cơ sử dữ liệu quốc gia về hộ tịch
CD2 - Ứng dụng phòng chống dịch bệnh PC-COVID
CD2 - Chữ ký số
CD2 - Nội dung vai trò của cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống quản lý
Ứng dụng công nghệ thông tin cấp xã trong hệ thống quản lý văn bản điều hành thư điện tử
CD2 - Ứng dụng công nghệ thông tin cấp xã đối với Trung tâm giám sát điều, điều hành thông minh, nền tảng
CD3 - Sàn thương mại điện tử
Câu chuyện chuyển đổi số
CD3 - Định nghĩa và lợi ích của thanh toán số
CD3 - Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt
CD3 - ATM mềm tại Lạng Sơn
CD3 - Nông nghiệp số là gì?
Lợi ích xưa và nay khi chuyển đổi số vào doanh nghiệp
CD3 - Truy xuất nguồn gốc bằng nền tảng công nghệ
CD3 - Phát triển sản phẩm OCOP thông qua thương mại điện tử
CD3 - Khái niệm của xây dựng hình ảnh quảng bá thương hiệu địa phương trên không gian mạng
Lợi ích của xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu địa phương trên nền tảng số
CD3 - Các câu chuyện về quảng bá thương hiệu của địa phương trên không gian mạng
CD3 - Phát triển du lịch số
CD5 - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương nhờ công nghệ số
CD4 - Internet và vai trò của internet đối với xã hội
CD4 - Tác động của các ứng dụng di động đã tác động đến xã hội truyền thông
CD4 - Lợi ích của nền tảng số đối với ứng dụng Zalo, Mocha
CD4 - Lợi ích của nền tảng số đối với ứng dụng Voso, Postmart
CD4 - Lợi ích của nền tảng số đối với ứng xem truyền hình VTV go, VOV
CD4 - Lợi ích của nền tảng số với ứng dụng Kiki
CD4 - Lợi ích của nền tảng số với ứng dụng sổ sức khỏe điện tử
CD4 - Lợi ích của nền tảng số với ứng dụng VOV Bác sĩ 24h
CD4 - Lợi ích của nền tảng số với ứng dụng VN Trip
CD4 - Lợi ích của nền tảng số với ứng dụng Loship
CD4 - Lợi ích của nền tảng số với ứng dụng BKAV MOBILE
CD4 - Lợi ich của nền tảng số với ứng dụng K12 Online, VNEDULMS,MOBIEDU
CD4 - Lợi ích của nền tảng số với ứng dụng HOCMAI, ONLUYEN
CD4 - Lợi ích của nền tảng số đối với ứng dụng VEXERE, ANVUI
CD5 - Khung chuyển đổi số cấp xã
CD5 - Hướng dẫn nội dung về kế hoạch CDS cấp xã
CD5 - Các mục tiêu tham khảo giai đoạn 2021 - 2025
CD5 - Mô hình và nội dung chuyển đổi số cấp xã
CD5 - Triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số
CD5 - Phát triển kinh tế số
Phát triển xã hội số
CD5 - Kế hoạch tổ chức thực hiện, Xây dựng dự toán, hiệu quả dự kiến
CD5 - Tổ chức thực hiện
CD5 - Thành phần tham gia
CD5 - Quy chế hoạt động
CD5 - Thành lập tổ công tác, hướng dẫn triển khai tổ công nghệ số cộng đồng
CD5 - Mục đích yêu cầu nhiệm vụ của các hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng
CD5 - Bài học kinh nghiệm ở Lạng Sơn
Bà Trần Thị Quốc Hiền, hiện là Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông. Bà Trần Thị Quốc Hiền tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại thương năm 2002 và Cử nhân Kế toán của Học viện Tài chính năm 2006. Bà Hiền có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (2012) của Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết Đại học Griggs Hoa Kỳ và Thạc sỹ Kinh tế (2014) của Học viện Tài chính. Bà Trần Thị Quốc Hiền từng đảm nhiệm các vị trí Phó Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông (2016-2017), Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (2017-2021). Bà Trần Thị Quốc Hiền chủ trì nghiên cứu, tham mưu, xây dựng và triển khai Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (ban hành tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022) và Đề án “Về Ngày Chuyển đổi số quốc gia” (ban hành tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022).
Ông Đỗ Lập Hiển, hiện là Giám đốc Trung tâm Công nghệ số quốc gia. Ông Đỗ Lập Hiển tham gia phát triển, thúc đẩy các nền tảng số quốc gia; chủ trì kỹ thuật, nghiên cứu, đề xuất việc thử nghiệm và triển khai các công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ông Đỗ Lập Hiển tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin - Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Hệ thống thông tin - Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông.
Ông Đặng Tùng Anh (sinh năm 1984), hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử - Cục Tin học hóa. Ông Đặng Tùng Anh là Thạc sĩ Hệ thống thông tin, từng đảm nhiệm các vị trí như: Tư vấn dự án lĩnh vực công nghệ thông tin, tham gia đào tạo, triển khai xây dựng các chương trình về chuyển đổi số; tham mưu xây dựng văn bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bà Trịnh Thị Trang (sinh năm 1988), hiện là chuyên viên của Cục Tin học hoá. Bà Trịnh Thị Trang đã từng tốt nghiệp Cử nhân Pháp luật kinh tế và tham gia trực tiếp xây dựng các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông như: Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Nghị định 73/2019/NĐ-CP và Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
CĐSX: Chuyển đổi số xã