Có một "cuộc cách mạng" trong ngành giáo dục mang tên AI

Trong kỷ nguyên phát triển mới, trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là khái niệm xa vời mà đã dần trở thành công cụ thiết yếu, hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực đời sống và giáo dục không phải là ngoại lệ. Với sức ảnh hưởng ngày càng sâu rộng, AI đang tạo ra một “cuộc cách mạng” thực sự trong cách dạy và học, mở ra hướng đi mới cho đội ngũ giáo viên tại Việt Nam.

AI - Cơ hội bứt phá cho ngành giáo dục

Sức mạnh của AI nằm ở khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng, học hỏi liên tục và đưa ra giải pháp tức thời - những điều mà trước đây cần rất nhiều thời gian và công sức. Trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp tối ưu hóa công việc quản lý giáo dục, mà còn hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động giảng dạy, từ việc tự động hóa quá trình tạo giáo án, thiết kế bài giảng sinh động, cá nhân hóa việc học cho từng học sinh, đến đánh giá kết quả học tập một cách khách quan, chính xác.

AI-giao-duc

Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam 2024 cho hay: Trên thế giới, trí tuệ nhân tạo ngày càng được tích hợp mạnh mẽ vào hệ thống giáo dục. Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào công nghệ giáo dục được định giá 2,5 tỷ USD vào năm 2022 trên toàn cầu. Công nghệ này được dự đoán sẽ tăng lên 23,82 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 38,00% trong giai đoạn dự báo từ năm 2024 đến 2030.

AI-giao-duc

Tại Việt Nam, Chính phủ nhận thức rõ tầm quan trọng của AI và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. Trong Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cũng khẳng định AI là một trong những công nghệ chiến lược cần ưu tiên. Định hướng lớn ở cấp vĩ mô này không chỉ là kim chỉ nam cho sự phát triển công nghệ, mà còn tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao – từ đó khuyến khích toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, chủ động tiếp cận, học hỏi và làm chủ công nghệ AI.

Trong các cuộc khảo sát gần đây của VTC NetViet - đơn vị phát triển, vận hành nền tảng số quốc gia tiềm năng One Touch, bên cạnh một bộ phận giáo viên đã biết cách sử dụng AI, vẫn còn rất nhiều người “lạ lẫm” với công nghệ này. Thông qua những trao đổi, chia sẻ ban đầu của chuyên gia, đội ngũ này đã bày tỏ mong muốn được tiếp cận những kiến thức, kỹ năng về AI để tự tin ứng dụng vào thực tế giảng dạy tại địa phương. Đây là một tín hiệu tốt thể hiện sự chủ động thích ứng với những thay đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục hiện đại 4.0.

AI không thay thế giáo viên – AI là người bạn đồng hành

Có một điều chắc chắn rằng: công nghệ sẽ không bao giờ thay thế được vai trò truyền cảm hứng, kết nối cảm xúc và giáo dục đạo đức của người thầy. Tuy nhiên, AI có thể trở thành “người bạn đồng hành” đắc lực, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả và sáng tạo hơn trong công việc.

Cuộc cách mạng AI trong ngành Giáo dục Việt Nam đang bắt đầu từ những điều nhỏ nhất – từ một bài giảng soạn nhanh hơn, một video dạy học hấp dẫn hơn, hay một tiết học được chuẩn bị chuyên nghiệp chỉ với vài thao tác cùng AI. Và trong hành trình đó, sự chủ động tiếp cận công nghệ của mỗi giáo viên chính là chìa khóa cho sự thay đổi bền vững. 

AI-trong-giao-duc

Để hỗ trợ các thầy cô, các nhà quản lý giáo dục trên hành trình chinh phục và làm chủ AI, khoá học “15 phút mỗi ngày để giáo viên giỏi AI” sẽ được ra mắt trên nền tảng số quốc gia tiềm năng One Touch vào ngày 04/04/2025. 

Khóa học là tâm huyết của đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục số của đơn vị phát triển, vận hành nền tảng - VTC NetViet, sẽ đảm bảo chất lượng bài giảng, giúp học viên dễ dàng tiếp cận những thông tin chính xác và hữu ích. Khoá học đề cao tiêu chí ngắn gọn - dễ hiểu - dễ áp dụng, được thiết kế chuyên nghiệp với lộ trình bài bản, là chìa khóa mở ra cánh cửa công nghệ, hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của thầy cô.

Lưu Ly