TP Hạ Long: Xây dựng xã hội số, công dân số

Thời gian qua, TP Hạ Long (Quảng Ninh) đang tập trung nguồn lực, nỗ lực chuyển đổi số trên nền tảng xây dựng xã hội số, công dân số. Nhiều giải pháp tiện ích, hạ tầng cơ sở đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm đầu tư xây dựng.

cong-dan-so

Cán bộ Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long hướng dẫn công dân giải quyết thủ thục hành chính qua mạng.

TP Hạ Long đặt mục tiêu tập trung xây dựng xã hội số, công dân số, trong đó người dân ngày càng được tiếp cận các thông tin nhanh hơn, với các tiện ích số người dân được chăm sóc tốt hơn, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng nâng cao; chuyển đổi số giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng.

Trên cơ sở này, thành phố tập trung triển khai hạ tầng số, hạ tầng thiết yếu xây dựng xã hội số, đặc biệt đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các xã miền núi, vùng cao dần hoàn thiện, đồng bộ. Đến nay, Hạ Long là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh triển khai thí điểm và đã thành công trong việc phát sóng 5G với 2 trạm BTS; 930 trạm BTS phủ sóng viễn thông; tỷ lệ thôn, khu phố được phủ sóng mạng di động 4G trở lên đạt 99,17% (tỷ lệ sóng ổn định đạt 98,12%), trên 99,98% người dân được phủ sóng mạng di động 4G trở lên; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 93,8%...

Bên cạnh đó, thành phố nâng cấp cổng thông tin điện tử thành phố, với 1 cổng chính và 33 cổng thành phần để cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành, các cơ chế chính sách và công khai minh bạch các thủ tục hành chính giúp người dân tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất; đồng thời, thường xuyên rà soát, tích hợp các thủ tục đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, tỷ lệ giải quyết dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn đạt trên 99%.

Từ ngày 1/6/2023, thành phố là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh triển khai thực hiện thí điểm trả thông báo thuế điện tử lĩnh vực đất đai kết hợp với thanh toán qua cổng dịch vụ Công quốc gia đã cắt giảm khâu, bước giải quyết thủ tục hành chính; tạo môi trường số để tổ chức, công dân giải quyết được nhanh chóng, thuận tiện; đến nay đã ban hành được trên 8.000 thông báo thuế điện tử.

Đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục thanh phố cũng tập trung đẩy mạnh ứng dựng công nghệ thông tin. Điển hình trong lĩnh vực y tế, 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã triển khai sử dụng CCCD gắn chíp hoặc tài khoản định danh điện tử VNeID (mức độ 2) thay thế thẻ BHYT trong khám chữa bệnh; khởi tạo, cập nhật dữ liệu ban đầu trên phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 97,35%%.

Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, thành phố triển khai rà soát mã định danh cho cán bộ giáo viên và học sinh trên hệ thống Smart (dữ liệu cơ sở ngành giáo dục) phục vụ cho đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét tuyển đại học cao đẳng, đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023-2024 trên môi trường điện tử; 100% học sinh tốt nghiệp THCS có nguyện vọng dự thi vào lớp 10 THPT đã đăng ký xong nguyện vọng qua hệ thống tuyển sinh trực tuyến...

cong-dan-so

Cán bộ ngân hàng và Bưu điện TP Hạ Long trực tiếp đến hỗ trợ, hướng dẫn người dân phường Việt Hưng (TP Hạ Long) nhận lương hưu qua tài khoản ATM của ngân hàng.

Xây dựng và phát triển công dân số chính là nền tảng quan trọng của chuyển đổi số. Qua đó, thành phố đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cùng với hạ tầng số được đầu tư cơ bản giúp người dân ứng dụng rộng rãi công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, thành phố mở nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân khi hoạt động trên môi trường số bảo đảm an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. Qua đó, thúc đẩy công dân số phát triển và khai thác tốt nguồn lực từ cơ sở dữ liệu số, hạ tầng số góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.Trong xây dựng công dân số. 

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thành phố

Hiện trên địa bàn thành phố có gần 3.000 chữ ký số miễn phí được cấp để người dân ký số giải quyết TTHC; tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa đạt 62,5%; cài đặt ứng dụng VNeID và kích hoạt định danh mức 2 đạt 87%; trên 93% người dân có sổ bảo hiểm y tế điện tử; người dân có điện thoại thông minh đến nay đã đạt trên 96%.

Đến nay, thành phố đã cấp 264.866 CCCD gắn chíp điện tử cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn; phối hợp với công an các xã, phường thực hiện thu nhận và kích hoạt 230.540 tài khoản định danh điện tử đạt 87%.

Nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức thanh toán điện tử thay bằng thanh toán trực tiếp. Ngay cả tại các chợ truyền thống trên địa bàn, tỷ lệ người dân mua hàng thực hiện thanh toán điện tử cũng ngày càng tăng. Hầu hết các cơ sở kinh doanh cố định đều chấp nhận thanh toán điện tử, trong đó nhiều cơ sở tạo mã QR nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng khi thanh toán điện tử.

Không chỉ chuyển đổi số trong thanh toán, tiêu dùng, nhiều ứng dụng số được triển khai trong các lĩnh vực thiết yếu, như: Y tế, giáo dục giúp người dân thay đổi cách tiếp cận và góp phần hình thành những công dân số. Hiện thành phố đã triển khai 17.746 điểm thanh toán không dùng tiền mặt.

Thành phố có 4 chợ (Hạ Long I, Hạ Long II, Cột 3, Tuần Châu) đã hoàn thành triển khai thực hiện thu các khoản thu dịch vụ của chợ (thu phí, tiền điện, nước, thuê vị trí…) và chi trả lương cho cán bộ, nhân viên hưởng lương tại chợ bằng hình thức không dùng tiền mặt.

Theo Báo Quảng Ninh