Học viên
Số lượng các học viên

25564

Giảng viên
Số lượng các giảng viên

4

Các môn
Số môn học

4

Đã đăng ký
Số lượng đã đăng ký học

156639

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi - HP2025
icon 01 giờ 18 phút 11 giây icon 17.024 Học viên

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành những động lực cốt lõi thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. ĐMST đóng vai trò là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng thực tiễn, tạo ra giá trị gia tăng mới, giải quyết các thách thức phức tạp như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, y tế và giáo dục. Cùng với đó, CĐS với trọng tâm là ứng dụng công nghệ số trong quản trị, sản xuất, dịch vụ và đời sống, đang mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy hiệu quả, minh bạch và tiếp cận công bằng hơn cho người dân. 
Tại Việt Nam, việc thúc đẩy phát triển KHCN, ĐMST và CĐS không chỉ là xu hướng bắt buộc mà còn là lựa chọn chiến lược để rút ngắn khoảng cách phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào giữa thế kỷ XXI. Việc kết nối hiệu quả các trụ cột quan trọng này sẽ mở ra những cơ hội lớn cho đất nước trong kỷ nguyên số.

Triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong khu vực hành chính công - HP2025
icon 01 giờ 18 phút 50 giây icon 17.023 Học viên

Nghị định 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có nêu mục tiêu đến năm 2030 như sau: “Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước dẫn đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế”. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích ứng dụng AI trong các lĩnh vực, trong đó đặc biệt có hành chính công. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng AI trong khu vực hành chính công tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế. 

Triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước - HP2025
icon 01 giờ 12 phút 50 giây icon 17.023 Học viên

Cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là chuyển đổi số với sự tích hợp của số hóa, kết nối, siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Đây là quá trình phát triển tất yếu trên toàn cầu và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài lộ trình ấy. Để thích ứng với tình hình mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có chương trình, chiến lược về chuyển đổi số quốc gia trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. 

Ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong công tác quản lý nhà nước - HP2025
icon 01 giờ 04 phút 27 giây icon 17.023 Học viên

Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Cuộc CMCN 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội mới cho đất nước cũng như cho mỗi địa phương. Phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thực chất là cuộc đua về KH&CN, ĐMST về nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hoá nguồn nhân lực. Với tư cách là thành tố cơ bản của nền văn hoá, KH&CN, ĐMST có một vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển đất nước; có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin” trong sản xuất, dịch vụ và quản lý.